Sitelink là gì? Hướng dẫn tích hợp sitelink vào website

Sitelink là gì?

Sitelink là Liên kết trang web (Google Sitelink) là tập hợp tất cả những liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm của bạn và là một thuật ngữ dùng để chỉ những liên kết được hiển thị bên dưới một số kết quả tìm kiếm của Google kèm theo những đường liên kết phụ này sẽ trỏ tới các phần trong mỗi trang web đó.

 Những liên kết này thường được sử dụng với chức năng làm gia tăng khả năng điều hướng người dùng trên website và những nội dung có trên website đến với người dùng, tuy vậy sitelink chỉ hiển thị cho các từ khóa tìm kiếm chung nhất như thương hiệu, từ khóa chùm SEO, ...

Ví dụ về Google Sitelink đối với từ khóa "vnexpress"

Sitelink là gì? Bảng hiển thị tìm kiếm có sitelink

 

Các bạn để ý hình ảnh bên trên về Google Sitelink:

Mục tôi đánh dấu (1): Các kết quả tìm kiếm chính
Mục tôi đánh dấu (2): Văn bản liên kết trang web  => Đây chính là sitelink nhé.

Vai trò của sitelink là gì?

  • Sitelink giúp website của bạn hiển thị đẹp, ấn tượng, lạ mắt, thu hút người xem, chiếm vị trí nhiều hơn trên màn hình kết quả tìm kiếm của google.
  • Sitelink giúp bạn hiển thị được nhiều thông tin hơn, giúp khách hàng dễ tìm thấy nhu cầu hơn, từ đó tiếp cận được tối đa lượng khách hàng vào website của bạn.
  • Sitelink không phân biệt domains chính và subdomains. Từ đó có thể hiển thị cả các website subdomains cùng cung cấp dịch vụ, hàng hóa.

Vai trò sitelink là gì trong SEO

 

Làm thế nào để tích hợp sitelink vào website

Tích hợp sitelink vào website cho trường hợp chạy quảng cáo google ads

Bước 1: Bạn tạo một chiến dịch quảng cáo google

Bước 2: Tạo nhóm quảng cáo google

Bước 3: Tạo quảng cáo google

⚠️ Các bước 1,2,3 mình sẽ không nói rõ trong bài viết này, nếu bạn biết chạy quảng cáo google ads thì ắt hẳn bạn biết làm rồi phải không nào.

Bước 4: Tạo tiện ích mở rộng (Mình sẽ mô tả kĩ bước này - bởi vì bước này liên quan đến Google sitelink). Các bạn theo dõi theo luồng hình ảnh bên dưới nhé.

Mình đang có 1 chiến dịch mới như hình ảnh bên trên

 

Trong phần chiến dịch, mình nhấn vào nút quảng cáo => Phần mở rộng

 

Trong phần mở rộng, nhấn vào nút (+) và chọn "Phần mở rộng về đường dẫn liên kết trang web"

 

Trên màn hình, bạn nhập đầy đủ thông tin 4 sitelink bao gồm Tên sitelink, mô tả dòng 1, mô tả dòng 2, liên kết khi nhấn vào sitelink, cuối cùng nhấn nút "Lưu" để hệ thống Google lưu thông tin lại

 

Thực hiện hoàn thành, bạn sẽ thấy màn hình danh sách sitelink mới tạo nhưng ở trạng thái "Chờ phê duyệt". Chậm nhất trong vòng 24h google sẽ phản hồi cho bạn biết thông tin sitelink của bạn được phê duyệt hay không.

Nếu không được phê duyệt do nội dung của bạn vi phạm chính sách của google nên bạn đọc kĩ mô tả lỗi của google gửi về để sửa nhé.

 

Đây là kết quả cuối cùng bạn nhận được, hiện tại mới hiển thị được 2 Google Sitelink. Việc sitelink hiển thị ít hơn có thể do có một tiện ích mở rộng tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn 2 sitelink còn lại nên google sẽ ưu tiên tiện ích mở rộng khác trước

 

Tích hợp sitelink vào website cho trường hợp làm SEO

Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể 1 bài viết trong website của mình:  sửa lỗi website hà nội

Link liên kết trong một bài viết - Sitelink trong SEO

Bạn thấy đó, nhìn có vẻ là liên kết trong 1 trang của mình. Nhưng khi hiển thị ra ngoài google thì nó là các google sitelink như bên dưới

Mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách để tạo được sitelink như sau:

Đối với các website bằng wordpress:

Mình hay sử dụng plugin Easy Table of Contents

⚠️⚠️⚠️ Các bạn có thể tải và cài đặt plugin Easy Table of Contents theo đường dẫn này: https://vi.wordpress.org/plugins/easy-table-of-contents/

Đối với các website thuần khác thì có 2 cách:

Cách 1: Thêm thủ công vào từng bài viết

Bạn bật Tab [HTML] và chèn đoạn code điểm neo trong trang như bên dưới

Bước 1: Thêm các thẻ h2,h3,h4 và id tương ứng

Bước 2: Tạo mục lục sitelink đến điểm neo ở bước 1

Bước 3: Thêm đoạn code CSS cho sitelink

Bạn có thể tải mã nguồn 3 bước trên tại đây.

Cách 2: Dùng đoạn code thêm cho mọi bài viết

Đối với cách này, đòi hỏi bạn phải biết một chút về kĩ thuật á!

Trong trang chi tiết bài viết, bạn nhúng thêm đoạn code bên dưới.  ⚠️⚠️⚠️ Chú ý tải thư viện toc.js tại đây nhé.

 <div id="toc"></div>

<script src="resources/js/toc.js"></script>

<script type="text/javascript">
    $(document).ready(function () {
        $('#toc').toc({
            selector: 'h2,h3', 
            elementClass: 'toc',
            ulClass: 'nav',
            heading: 'Nội dung trang [ <span class="toc_toggle" data-id="an">Ẩn</span> ]',
            //indexingFormats: 'number'
        });

     //Đoạn code khi click vào nút ẩn, hiện mục lục   
     $(".toc_toggle").click(function () {
            var dataid = $(this).attr("data-id");
            if (dataid == "an") {
                $(".toc-ul-root li").addClass("hidden");
                $(this).attr("data-id", "hien");
                $(this).text("Hiện");
                $(".toc-main").addClass("heading-an");
            } else {
                $(".toc-ul-root li").removeClass("hidden");
                $(this).attr("data-id", "an");
                $(this).text("Ẩn");
                $(".toc-main").removeClass("heading-an");
            }
        });
    });
</script>

 

Việc sitelink có thể xuất hiện hay không còn tùy thuộc nhiều vào các đánh giá của Google về website. Công cụ tìm kiếm sẽ chỉ hiển thị sitelinks trên bảng kết quả tìm kiếm nếu Google cho rằng chúng sẽ hữu ích đối với người dùng. Nếu cấu trúc của website không đủ rõ ràng hoặc phù hợp với các thuật toán của công cụ này hoặc tất cả các liên kết trên trang không có độ liên quan nhất định với truy vấn tìm kiếm của người dùng, sitelink sẽ không được hiển thị.

Vì vậy, không có một tác động nào từ phía nhà quản trị web có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến việc hiển thị sitelink. Và cũng không có một tác động nào có thể đảm bảo chắc chắn gây ảnh hưởng đến thuật toán đánh giá website của Google.

Tuy nhiên, những việc làm dưới đây có thể giúp can thiệp tốt đến quyết định của Google trong việc có hiển thị sitelink hay không, cụ thể:

  • Tạo một trang web với một hệ thống phân cấp rõ ràng, tạo thuận lợi tốt nhất cho các crawler có thể thu thập thông tin trên site.
  • Cung cấp một sitemap cho người dùng cùng các liên kết trỏ đến những phần quan trọng trên site.
  • Tạo những nội dung thực sự hữu ích  và chất lượng, cùng thông tin phong phú.
  • Sử dụng văn bản thay cho việc dùng hình ảnh để biểu thị các liên kết.
  • Đảm bảo thẻ tiêu đề cùng các alt text có tính mô tả tốt và chính xác, không trùng lặp.
  • Kiểm tra các liên kết gãy trên trang.
  • Sử dụng các anchor text và alt text giàu thông tin và có liên quan cho các liên kết nội bộ trên trang.
  • Bao gồm các trang quan trọng nhất trên site trong menu chính.
  • Sử dụng Breadcrumbs và đánh dấu chúng bằng Schema.org.

Đọc thêm: Chuẩn Seo Là Gì? Các Bước Hướng Dẫn Viết Bài Chuẩn Seo