Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Tết? – Đếm Ngược Đến Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2022

Sắp Tết rồi!!! Chỉ còn...

...
Ngày
...
Giờ
...
Phút
...
Giây

Tân Sửu 2021

Xem ngay: Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán 2023

 

Hức hở chờ ngày tết, chúng ta cùng xem video bắn pháo hoa giao thừa

Năm 2021 là năm con gì?

Con trâu. Sửu là trâu, đứng vị trí thứ hai trong bảng 12 con giáp (Thập Nhị Chi). Bảng 12 con giáp này kết hợp với 10 Thiên Can tạo thành hệ thống tên gọi năm âm lịch của một số nước Á Đông. 12 Địa Chi (con giáp) đầy đủ theo thứ tự là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Tết nguyên đán 2021 - Tràn ngập niềm vui mới

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Âm Lịch, Tết Ta, Tết Cổ Truyền…) là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Trong ngày này mọi người sẽ được mặc quần áo mới, chúc tết nhau những điều may mắn cho năm mới, gia đình và bạn bè được quây quần bên mâm cơm gia đình sau 1 năm làm việc vất vả.

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nhỉ, toàn bộ anh chị em đều mong ngóng một năm mới đến.

 

Ngày tết chính thức: Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021 (dương lịch) – ‎Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021 (âm lịch)
Tên chính thức: Tết Nguyên Đán năm 2021
Ý nghĩa: Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam có ý nghĩa đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch (đánh dấu khởi động một năm mới đầu niềm vui, may mắn, mạnh khoẻ, công danh sự nghiệp thẳng tiến).

=====

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản đồng ý phương án nghỉ tết do Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.

Theo đó, dịp tết Âm lịch Tân Sửu 2021, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ tết 7 ngày. Thời gian, từ ngày 10-2-2021 đến ngày 16-2-2021 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu).

 

Dự báo thời tiết tết dương lịch 2021

Theo dự báo từ nguồn Weather.comAccuweather.com, thời tiết trong dịp nghỉ Tết dương lịch từ ngày 1/1 đến 3/1/2021 như sau:

Khu vực Hà Nội và miền Bắc: Thời tiết lạnh, thời tiết khô ráo, ban ngày có nắng nhẹ. Nhiệt độ từ 13-19 độ C.

Khu vực Đà Nẵng và miền Trung: Thời tiết lạnh, có mưa, nhiệt độ từ 16-23 độ C.

Khu vực Sài Gòn và miền Nam: Thời tiết mát, ban ngày nắng, nhiệt độ từ 21-32 độ C.

Dự báo thời tiết Tết nguyên đán 2021

Dự báo thời tiết tết 2021 miền Bắc

Khu vực Hà Nội và miền Bắc: Thời tiết lạnh, có mưa rào nhẹ, có lúc trời nắng. Nhiệt độ từ 16-22 độ C

Dự báo thời tiết tết 2021 miền Trung

Khu vực Đà Nẵng và miền Trung: Thời tiết lạnh, có mưa rào nhẹ, nhiệt độ từ 18-24 độ C.

Dự báo thời tiết tết 2021 miền Nam

Khu vực Sài Gòn và miền Nam: Thời tiết nóng, ban ngày nắng, đêm mát, nhiệt độ từ 22-36 độ C.

 

Tết mua gì để bướu cho nội, ngoại, đối tác

Rượu đông trùng mỹ tửu của Alphaco

Chè tân cương thái nguyên

Đông trùng hạ thảo

Giỏ quà, hoa quả, bánh trưng, giò, gà, ...

Mứt tết

Mầm đậu nành Linh Spa

10 Ý tưởng kinh doanh “lãi khủng” dịp Tết 2021

Tết nên kinh doanh gì? Kinh doanh ngày tết 2021 mặt hàng nào để thu về lãi khủng? 

Cuối năm, thị trường phát triển rầm rộ, nhu cầu về tất cả các phương diện của người tiêu dùng đều tăng cao nhưng điều “đau đầu” nhất đối với hầu hết các nhân viên văn phòng trong năm nay là lo ngại về việc thưởng Tết ngày càng sút giảm, còn giá cả các mặt hàng bán Tết cứ thế mà leo thang chóng mặt. Tận dụng sức tiêu dùng trong dịp Tết, rất nhiều anh chị trong giới văn phòng có ý định kinh doanh ngày tết thời vụ để kiếm thêm tiền tiêu Tết.

Thực phẩm ngày Tết

  • Bánh kẹo, mứt, rượu, trà,…
  • Giỏ quà biếu Tết
  • Đặc sản vùng miền
  • mầm đậu nành, tinh bột nghệ ... 

Cây cảnh chơi Tết

  • Bán hoặc cho thuê cây cảnh
  • Bán hoa
  • Tháp cây phát lộc
  • Hoa giả, hoa handmade
  • Cây đồng tiền

Đồ trang trí: câu đối, tranh ảnh, lồng đèn.

Kinh doanh hoa quả ngày Tết

  • Hoa quả khắc chữ
  • Cam sành
  • Chuối
  • Quất / bưởi
  • Bán cây lộc, mía lộc

Kinh doanh đồ thờ lãi bạc triệu

  • Miếng chống ám khói bàn thờ
  • Hương trầm, cành vàng lá ngọc
  • Nến thơm
  • Bộ chén bàn thờ, mâm đựng hoa quả

Thực phẩm quê – Mặt hàng Tết bán chạy nhất

  • Cá kho làng Vũ Đại
  • Gà Đông Cảo
  • Quà tết Bưởi Diễn
  • Canh sành hút khách
  • Rượu quê

Kinh doanh quần áo, phụ kiện Tết

Kinh doanh tiền lì xì ngoại, hàng xách tay

Kinh doanh diêm, muối, bật lửa vào đêm Giao thừa

Kinh doanh câu đối Tết, thư pháp

Dịch vụ mua hộ vé tàu xe, vé máy bay

Dịch vụ rửa xe ngày Tết

Cúng ông Táo ngày 23

Lễ vật cúng Táo quân

Lễ vật cúng Táo quân (hai ông, một bà) tùy mỗi gia đình chủ yếu là thành tâm nhưng thông thường cần chuẩn bị những lễ vật như sau:

Một bình bông, đĩa trái cây ngũ quả (thanh long, mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài). Ba chén chè trôi nước, ba đĩa mứt, ba đĩa trà khô, nhang, đèn, rượu, kẹo, cốm, bánh. Giấy cúng gồm tiền, vàng, bộ đồ, con ngựa…

Ngoài ra cũng tùy mỗi gia đình có thể cúng mâm cơm thường dùng hằng ngày gồm: Cơm, canh, cá, rau, củ kiệu, đĩa thịt luộc hoặc gà luộc, mắm, đĩa bánh chưng hay bánh tét... để dâng cúng.

Bên cạnh đó tín ngưỡng dân gian còn dâng cúng cá chép sống - vật để Táo quân cưỡi về trời. Khi làm lễ cúng xong người dân phóng sinh cá chép.

Đặc biệt ngày 30 tết phải làm lễ rước ông Táo về ngự ở gia đình để cầu xin ngài phù hộ cho đất nước được thanh bình, nhân dân an lạc. Tất cả dân chúng đều cơm no áo ấm. Mọi người đều sống thoải mái qua đầu năm cho đến những cuối năm...

Cách cúng ông Táo ngày 23

Bạn thắp 3 nén hương (hoặc 5, 7, 9 nén tùy ý, nhưng nhìn chung là số lẻ), sau đó, bạn vái ba vái và khấn bài cúng. Sau khi hương tàn 2/3 thì bạn xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ cần đợi hương tàn hết 2/3 là bởi có quan niệm cho rằng nếu hương còn thì hoá vàng mới giúp các ông Táo nhận được.

Bài cúng ông Công ông Táo

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ...............

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái)

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

Bài cúng tất niên cuối năm

Lễ cúng Tất niên được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình không có điều kiện có thể làm lễ cúng Tất niên từ trước đó. Sau đây là nội dung chi tiết bài cúng tất niên cuối năm để để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào năm mới Tân Sửu 2021.

Mâm cúng Tất niên cuối năm

  • Trái cây
  • Hoa
  • Nhang rồng phụng
  • Đèn cầy
  • Gạo, muối
  • Trà, Rượu, Nước lọc
  • Giấy tiền vàng mã
  • Bánh kẹo
  • Trầu cau
  • Chè, Xôi, Cháo trắng
  • Tam sên
  • Gà ta
  • Heo sữa quay
  • Bánh bao
  • Bánh chưng/bánh tét
  • Chả lụa
  • Bình hoa, Lư Nhang

Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Ý nghĩa của cúng tất niên

Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Bài cúng Tất niên ngày 30 Tết

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .(1)

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm .(2)

Tín chủ (chúng) con là:..

Ngụ tại:.

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

 

(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

Đọc thêm: Thiết kế web giá rẻ